Danh hiệu: Gold Member Nhóm: Gold Member
Gia nhập: 06-06-2006(UTC) Bài viết: 10,136 Đến từ: Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên Thanks: 1 times Được cảm ơn: 115 lần trong 44 bài viết
|
CAN SLIM - PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ ĐỂ LỰA CHỌN CK " THAM KHẢO THUI NHA "
Nhiều chuyên gia đánh giá CANSLIM là một trong những phương pháp hiệu quả nhất trong vô vàn các công cụ phân tích chứng khoán hiện nay. “CAN SLIM thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa phương pháp phân tích cơ bản với phương pháp phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán”- John Neff, một cây đại thụ của phố Wall, cho biết.
CAN SLIM là tập hợp bảy chữ cái đầu tiên của bảy yếu tố mà theo William là rất hiệu quả khi đánh giá cổ phiếu:
C: Current Quaterly Earnings Per Share (lãi ròng trên mỗi cổ phiếu của quý gần nhất)
William nhận định rằng, hầu hết các cổ phiếu tốt đều có sự gia tăng lợi nhuận so với cùng quý năm trước đó và tỷ lệ tăng càng cao thì chứng tỏ cổ phiếu càng có nhiều triển vọng. Theo ông, các nhà đầu tư trước khi bỏ tiền ra mua cổ phiếu cần xem xét tới sự gia tăng mạnh mẽ lợi nhuận của cổ phiếu đó, cụ thể là mức tăng trưởng của lãi ròng trên mỗi cổ phiếu trong 3 tháng gần nhất.
Nhưng phải tìm hiểu sự gia tăng lợi nhuận này ở đâu và như thế nào? William cho rằng nhà đầu tư có thể nghiên cứu các báo cáo tài chính có kiểm toán của công ty niêm yết, cùng với việc thăm dò các các kênh thông tin khác như báo chí, người quen... Điều quan trọng là các nhà đầu tư cần coi trọng độ tin cậy và tính đồng nhất của thông tin, chẳng hạn có thể có điều gì đó không đúng, nếu doanh thu của công ty tăng 20%, trong khi lãi ròng chỉ tăng 5%.
A: Annual Earnings Increases (sự gia tăng lãi ròng hàng năm)
Theo ONeil, cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn trong vòng 5 năm trước đó. Các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận hàng năm ổn định và đạt trên 25%, tuy nhiên nên chú ý tới chu kỳ kinh doanh của từng ngành, từng công ty. Theo ONeil, tiêu chí này có thể giúp bạn loại bỏ khoảng 80% các cổ phiếu tồi.
Để có được sự chính xác về mức gia tăng lợi nhuận, nhà đầu tư cần nghiên cứu tất cả các thông tin liên quan đến công ty mà họ muốn đầu tư. Các thông tin này bao gồm lịch sử và đặc điểm của công ty, tình hình tài chính, các chi tiết của đợt phát hành cổ phiếu và tổ chức bảo lãnh phát hành cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể tìm các thông tin này trong Bản thông cáo phát hành, trong Báo cáo tài chính của công ty hoặc từ các công ty dịch vụ tư vấn đầu tư. Các quyết định đầu tư chỉ nên đưa ra khi bạn đã có đủ cơ sở thông tin về cổ phiếu cũng như về mức tăng trưởng lãi ròng hàng năm.
N: New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, sự quản lý mới, mức giá trần mới)
Những nghiên cứu của William chỉ ra rằng giá cổ phiếu tăng sẽ bắt nguồn từ một số nhân tố nội tại nào đó. Những nhân tố này thường là sản phẩm mới của công ty, ban giám đốc mới, phương thức quản lý mới hay mức giá trần mới của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Do vậy, sẽ không bao giờ thừa nếu các nhà đầu tư quan tâm đến những nhân tố nội tại này. Nếu xét thấy những nhân tố này có sự ổn định, không có biểu hiện đột biến theo chiều hướng xấu, thì đó sẽ là một cổ phiếu có nhiều triển vọng tăng trưởng trên thị trường chứng khoán.
S: Supply and Demand (nguồn cung và cầu)
Trong kinh doanh, quy luật cung cầu luôn có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm, và đầu tư chứng khoán cũng không phải là một ngoại lệ. Giá cổ phiếu cũng chịu tác động từ quy luật cung cầu. William cho rằng cổ phiếu của các công ty đại chúng, có quy mô lớn, sản phẩm chất lượng không phải lúc nào cũng đáng để mua, bởi lượng cầu của những cổ phiếu này khá lớn, trong khi nguồn cung lại ít nên giá thường bị đẩy lên cao giả tạo, không phản ánh đúng giá trị thực tế của cổ phiếu cũng như rất khó sinh lợi nhuận lớn.
Chính những cổ phiếu có số lượng lưu hành thấp trên thị trường mới có nhiều triển vọng và có khả năng tăng giá hơn so với các cổ phiếu có số lượng lưu hành lớn. Từ đó suy ra, cổ phiếu được các nhà quản trị hàng đầu nắm giữ với tỷ lệ lớn thường là những cổ phiếu có độ an toàn cao. William đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu được công ty mua lại và cổ phiếu của các công ty có tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn tự có vừa phải, bởi theo ông thì tỷ lệ này càng cao bao nhiêu công ty sẽ càng phải đương đầu với áp lực trả lãi trong tương lai nhiều bấy nhiêu. Các nhà đầu tư nên so sánh tỷ số này ở công ty mình dự định đầu tư với tỷ số nợ bình quân ở các công ty trong cùng ngành, đồng thời phân tích thêm khả năng thanh toán để có đánh giá xác thực hơn về mức độ nợ của công ty.
L: Leader and Laggard (cổ phiếu đầu bảng và cổ phiếu tụt hậu)
Theo ONeil, nhà đầu tư trên thị trường chỉ nên mua 2 hay 3 cổ phiếu tốt nhất trong nhóm những cổ phiếu đầu bảng hiện tại, còn lại nên dành tiền cho những cổ phiếu có khả năng sinh lời trong tương lai. Ðặc biệt, các nhà đầu tư cần tránh mua những cổ phiếu có mức tăng trưởng cao nhưng không bền vững, chẳng hạn như cổ phiếu lên giá theo trào lưu, theo sự kiện nổi bật… bởi vì các cổ phiếu này được đánh giá là những cổ phiếu tụt hậu, không sớm thì muộn cũng mất giá.
I: Institutional Sponsorship (sự ủng hộ của các định chế tài chính và đầu tư)
Định chế tài chính đầu tư ở đây thường là các cơ quan chức năng, các cơ quan chính phủ chuyên về tài chính đầu tư. Các cơ quan này có thể nắm giữ một số lượng cổ phiếu nhất định của các công ty nào đó, nhờ vậy mà công ty sẽ có sự ủng hộ và trợ giúp mạnh mẽ từ những cơ quan này, một điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, khiến giá cổ phiếu tăng mạnh. Tuy nhiên, một số lượng quá lớn các định chế tài chính đầu tư nắm giữ cổ phiếu lại trở thành yếu tố bất lợi, vì điều đó đồng nghĩa với việc nguồn cung sẽ hạn chế bởi các cơ quan ít khi muốn bán từng phần cổ phiếu của mình, đẩy tính thanh khoản của cổ phiếu xuống thấp.
M: Market Direction (định hướng thị trường)
Cho dù bạn hoàn toàn chính xác khi nhận định về cả 6 tiêu chí kể trên, nhưng đến tiêu chí định hướng thị trường bạn mắc phải sai lầm thì sẽ có đến 5 trong số 7 cổ phiếu bạn mua sẽ mất giá và khiến bạn thua lỗ. Yếu tố thị trường là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cổ phiếu. Khi hàng loạt các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường bị mất giá, thì giá cổ phiếu của công ty mà bạn lựa chọn chắc chắn cũng sẽ sụt giảm theo. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu của các công ty này tăng theo sự phát triển của thị trường thì cổ phiếu bạn mua vào cũng được “ăn theo” những chỉ số tích cực đó. Do đó, William nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu các đồ thị biến động giá chứng khoán theo ngày, theo tuần và theo tháng trước mỗi quyết định đầu tư cổ phiếu.
Một trong những thành công lớn nhất của William là đầu tư vào cổ phiếu của hãng dược phẩm Syntex. Đây là hành động táo bạo và liều lĩnh, theo đánh giá của các nhà đầu tư chuyên nghiệp lúc bấy giờ, bởi Syntex là hãng sản xuất thuốc tránh thai đầu tiên trên thế giới. Nhưng rồi kết quả đã chứng minh quyết định của William là đúng. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Syntex đã công bố doanh thu hàng quý tăng trưởng trên 300% và cổ phiếu của Syntex từ chỗ còn “ẩn danh” với mức giá 100 USD/cổ phiếu đã trở thành cổ phiếu tăng trưởng mạnh mẽ với mức giá 550 USD/cổ phiếu trong vòng chưa đầy sáu tháng. Chính nhờ khoản lợi nhuận kếch sù từ Syntex mà William đã có tiền để thành lập công ty William J. ONeil & Company của riêng mình.
Goerge Soros, một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại phố Wall, đúc kết rằng: “Không có lĩnh vực nào đem lại lợi nhuận nhanh và lớn bằng đầu tư chứng khoán”. Có khá nhiều người xem việc đầu tư chứng khoán là cuộc chơi ngẫu hứng với hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư đầy hấp dẫn này dường như không có chỗ cho những quyết định theo cảm tính. Đối với William ONeil cũng như nhiều “cây đại thụ” khác tại phố Wall, các quyết định lựa chọn cổ phiếu cần được dựa trên sự phân tích và phối kết hợp giữa các yếu tố định lượng và định tính. Chìa khoá phân tích trong đầu tư cổ phiếu là tìm ra những cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất trong thời điểm bạn mua chúng. Nói cách khác, bạn phải có kỹ năng phán đoán, xem xét và phân tích vấn đề cùng với việc hoạch định một kế hoạch đầu tư thích hợp để xác định thời điểm mua vào những cổ phiếu mạnh và bán đi những cổ phiếu yếu.
(source: Internet)
Cách chọn những cổ phiếu triển vọng
Nhiều khi, những cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư lại thường không được đánh giá đúng mức. Để có thể tìm ra những cổ phiếu triển vọng, bạn cần phải phân tích các số chỉ số của công ty phát hành cổ phiếu.
Đôi khi, các nhà đầu tư cần phải thận trọng với những cổ phiếu đang có chiều hướng tăng giá. Nhưng điều này cũng không có nghĩa là những cổ phiếu đắt giá sẽ không mang lại lợi nhuận. Để có thể đánh giá đúng, bạn cần phải so sánh giá cổ phiếu với lợi nhuận và triển vọng kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu. Chúng tôi nói điều này chỉ với hàm ý rằng những cổ phiếu đang tăng giá nhanh chóng chưa chắc đã phải là mục tiêu tốt để đầu tư.
Những người chơi chứng khoán thường sử dụng những chỉ số cơ bản về hoạt động kinh doanh của những công ty phát hành cổ phiếu để xác định cổ phiếu được đánh giá đúng mức hay quá mức. Tuy nhiên, sẽ là không đủ nếu bạn chỉ xem xét một chỉ số nào đó, bạn cần phải đánh giá tổng thể tất cả các chỉ số mới có thể đưa ra được kết luận gần đúng rằng: loại cổ phiếu này có đáng mua hay không.
Chỉ số P/E
P/E (Price/Earnings Ratio) là hệ số giữa thị giá (giá trị công ty theo thị giá hay giá trị vốn hóa của công ty) trên thu nhập. Đây là một trong những chỉ số thông dụng nhất mà các nhà đầu tư thường xem xét trước khi mua cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu cũng là những đồng sở hữu của công ty, vì vậy, giá trị cổ phiếu quan hệ mật thiết với lợi nhuận công ty. Chỉ số P/E cao thì cổ phiếu có nguy cơ bị đánh giá quá mức so với lợi nhuận thật và ngược lại.
Bạn cần so sánh chỉ số P/E của những công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh. Nếu P/E của một công ty nào đó cao hơn mức trung bình, thì điều đó có nghĩa những nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự tăng trưởng của công ty phát hành cổ phiếu và cũng như sự tăng trưởng những chỉ số tài chính của nó. Trong trường hợp, lòng mong mỏi của các nhà đầu tư không sát với thực tế, thì giá cổ phiếu sẽ hạ.
Bạn cần nhớ rằng, đối với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì chỉ số P/E trung bình cũng khác nhau. Thông thường, những công ty công nghệ thường có chỉ số P/E cao (ví dụ, P/E của Google là 46,3) những công ty kinh doanh trong lĩnh vực nguyên liệu có chỉ số này thấp hơn (P/E của tập đoàn dầu lửa ExxonMobil là 11,4, mặc dù năm 2006, tập đoàn này thu được lợi nhuận kỷ lục trong lịch sử nước Mỹ là 39,5 tỷ USD. P/E của tập đoàn dầu lửa Lukoil là 8,4). Đối với các công ty thuộc các nước đang phát triển chỉ số này thường thấp hơn ở những nước phát triển cao.
Theo các các nhà nghiên cứu về thị trường chứng khoán của Mỹ và cả từ kinh nghiệm thực tế cho thấy: việc mua những cổ phiếu có chỉ số P/E thấp thường dễ thành công hơn. Vài năm trước, Warren Edward Buffett, một nhà đầu tư chứng khoán nổi tiếng trên thế giới, đã mua cổ phiếu của một số công ty Hàn Quốc có chỉ số P/E từ 2-4, từ bấy đến nay những công ty này đã tăng trưởng vượt bậc.
Dòng tiền rỗi
Việc xem xét chỉ số thị giá trên dòng tiền rỗi (số tiền còn lại của công ty sau khi thanh toán hết các chi phí) P/CF cũng không kém phần quan trọng. Nhiều nhà phân tích khi đánh giá một cổ phiếu nào đó, họ không quá chú trọng đến lợi nhuận của công ty phát hành cổ phiếu mà tập trung vào dòng tiền rỗi của công ty đó. Nếu P/CE thấp có nghĩa hoạt động kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu đang trong trạng thái lành mạnh và còn nhiều tiền để trả lợi tức cổ phần hoặc mua cổ phiếu, điều này có nghĩa thu nhập của cổ đông sẽ tăng. Venant Sandar, thày giáo dạy môn phân tích thị trường chứng khoán của trường Tuck School of Business, nói: giá trị của một doanh nghiệp nằm chính ở dòng tiền rỗi.
Tuy nhiên, chỉ số P/CF thấp có thể là một cái bẫy khi công ty dự trữ quá nhiều tiền mặt mà không đầu tư thích đáng để phát triển kinh doanh. “Cổ phiếu có P/CF thấp hoàn toàn có thể chẳng đáng để mua, Swot Damodaran từ trường Stern School of Business thuộc Đại học tổng hợp News York, nói. Có thể công ty này chưa đầu tư đúng mực và đang cần phải đầu tư rất nhiều”.
Khấu trừ nợ
Hệ số P/BV = thị giá trên giá trị của công ty theo tính toán sổ sách (tài sản của công ty trừ đi các khoản nợ và các khoản mà công ty phải chi trả) là một chỉ số quan trọng nữa. Ví dụ, nếu giá trị của công ty theo thị giá là 2 tỷ USD và giá trị của công ty theo tính toán sổ sách là 1 tỷ đô, thì P/BV =2.
Nếu chỉ số P/BV không lớn lắm, thì đây là tín hiệu an toàn cho sự đầu tư của bạn. Vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, khi thị trường chứng khoán của Mỹ như quả bóng căng khí, chỉ số P/BV trung bình của S&P 500 (500 công ty thuộc Standard & Poor) rất cao và bằng 4,5. Giá trị của cổ phiếu được đánh giá cao quá mức, BV thì thấp vì những khoản nợ lớn. Khi quả bóng xì hơi, nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng, cổ phiếu giảm giá, nhiều công ty phải cải tổ lại và tích cực hoàn trả những món nợ. Trong những năm gần đây P/BV của S&P 500 xấp xỉ 3,1.
“Phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty mà chỉ số P/BV có thể rất có ý nghĩa hoặc không có ý nghĩa mấy trong việc đánh giá cổ phiếu do công ty đó phát hành. BV rất quan trọng khi đánh giá những công ty hoạt động trong các lĩnh vực tài chính nhưng hầu như không có ý nghĩa gì đối với những hãng sản xuất phần mền. Trong BV không tính đến giá trị của các bằng sáng chế, thương hiệu cũng như không phản ánh những thành tựu của công ty trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng như kinh nghiệm thiết kế và khả năng sáng tạo của các nhân viên có nghĩa tất cả những yếu tố đóng vai trò sống còn đối với các hãng công nghệ và dược phẩm. Đối với những công ty này, thông thường BV rất thấp còn P/BV lại rất cao”, Terri O’Connor, người lãnh đạo Quỹ Cedar Creek, nói.
Ngoài lĩnh vực tài chính, chỉ số P/BV còn quan trọng khi bạn đánh giá các công ty hoạt động trong một số lĩnh vực khác, ví dụ như xây dựng.
Chỉ số thị giá công ty chia cho doanh số bán hàng của công ty đó (Price/Sales) cũng hay được sử dụng khi đánh giá triển vọng của cổ phiếu. Một số nhà phân tích thị trường chứng khoán thường thích những công ty có doanh số bán hàng cao. Nếu một công ty có thị giá là 500 triệu USD và doanh số bán hàng là 1 tỷ USD thì chỉ số này sẽ bằng 0,5.
Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý, doanh số lớn chưa chắc đã đồng hành với lợi nhuận cao. Vì vậy, những công ty có chỉ số P/S thấp cần phải có kế hoạch tăng lợi nhuận, còn bằng không cổ phiếu của công ty đó sẽ hạ.
(Theo Bwportal)
|